Sự tích thiềm thừ phong thủy
Sự tích thiềm thừ phong thủy bắt nguồn từ sự tích Lưu Hải Câu Cóc hay Lưu Hải Hý Kim Thiềm một sự tích liên quan đến phong thủy của người Hoa và đã được Việt hóa theo thời gian với cách gọi Cóc vàng tài lộc hay cóc ba chân.
Theo truyền thuyết của người Hoa thì Lưu Hải là một nhân vật thời Ngũ Đại, là người nghĩ ra việc đúc tiền cho dân chúng tiêu dùng. Trong dân gian có bức tranh “Lưu Hải hý Kim Thiềm” mô tả hình tượng Lưu Hải hai tay cầm một xâu tiền, dưới chân có cóc ba chân gọi là Kim Thiềm. Con Cóc này là cóc thần. Nhưng cóc thần có tật ẩn dưới đáy giếng sâu, mỗi lần Lưu Hải muốn gọi cóc thì phải dùng một xâu tiền vàng thì cóc thần mới chịu ra khỏi giếng
Lại có tích kể rằng nhiều đời sau tại Tô Châu, có một thiếu niên tên là A Bảo, tới gõ cửa nhà đại phú thương gia Bối Hoành Văn, xin làm gia nhân, được thu nhận. A Bảo trở thành người làm thân tín trong nhà. Khi Bối Hoành Văn tính tiền công cho A Bảo thì A Bảo lễ phép khước từ và có chuyện lạ là A Bảo có thể nhịn không ăn mấy ngày liền. Một buổi tối nọ A Bảo kéo nước thì kéo được một con cóc ba chân từ đáy giếng lên. A Bảo mừng như điên dại, và chơi với con cóc bằng một dây ngũ sắc. Cậu thiếu niên nói với Bối Hoành Văn là hắn đã tìm được con Kim Thiềm lạc mất cả năm qua ( Có lẽ Kim Thiềm lạc vào nhà ai thì nhà đó sẽ trở thành đại phú, nhưng không thấy nhắc đến sau khi kim thiềm bị mang đi nhà đó có nghèo đi không 🙂 ). Lúc đó cả làng tới xem Kim Thiềm, đứng giữa người làng A Bảo vác kim thiềm bay lên mây biệt tích, vì vậy mà người làng cho rằng A Bảo là hậu thân của thần tài Lưu Hải, cải trang đi tìm Kim Thiềm mang về trời. Chữ cóc vàng ở Việt Nam cũng bắt nguồn từ tích này.
Ngày nay trong giới kinh doanh, làm ăn buôn bán rất ưa dùng vật phẩm phong thủy là thiềm thừ phong thủy, Thiềm thừ bằng đồng – cóc vàng 3 chân với mong muốn gặp nhiều may mắn, tài lộc trong buôn bán. Thiềm thừ được gọi là Thần Tài Lộc với hình ảnh chú cóc vàng 3 chân ngậm đồng tiền xu cổ, được đặt tại những vị trí tài lộc, đầu quay vào trong với ý niệm mang tiền tài vào nhà, ngoài ra trên lưng thiềm thừ còn có hình bát quái trấn trạch nên ngoài ý nghĩa là thần tài lộc, thiềm thừ còn là linh vật bảo vệ bình an, trừ tà.