Các mẫu tượng Văn Thù Sư Lợi - Phổ Hiền Bồ Tát đẹp nhất
Phổ Hiền và Văn Thù là hai đại Bồ tát được nói đến nhiều trong kinh Hoa Nghiêm. Nếu như Quán Thế Âm và Đại Thế Chí là hai bậc Đại Bi, Đại Dũng thì Phổ Hiền là Đại Hạnh và Văn Thù là Đại Trí.
Quý khách hãy cùng Đồng Phong Thủy tìm hiểu đôi nét về 2 vị bồ tát này.
1. Văn Thù Sư Lợi - Phổ Hiền Bồ Tát là ai?
* Phổ Hiền Bồ tát
10 đại nguyện của Ngài gồm có:
- Kính lễ Chư Phật.
- Xưng Tán Như Lai.
- Quảng Tu Cúng Dường.
- Sám Hối Nghiệp Chướng.
- Tùy Hỷ Công Đức.
- Thỉnh Chuyển Pháp Luân.
- Thỉnh Phật Trụ Thế.
- Thường Tùy Phật Học.
- Hằng Thuận Chúng Sinh.
- Phổ Giai Hồi Hướng.
* Văn Thù Sư Lợi Bồ tát
- Văn Thù Sư Lợi dịch âm là Mạn thù thất lỵ, thường được gọi tắt là Văn Thù, dịch là Diệu Đức, Diệu Cát Tường, cũng có lúc được gọi là Diệu Âm, là một vị Bồ tát tượng trưng cho trí huệ, một trong những vị Bồ Tát quan trọng của Phật giáo.
Trong Phật giáo Tây Tạng, các vị luận sư xuất sắc thường được xem là hiện thân của Văn Thù. Dưới tên Diệu Âm “Người với tiếng nói êm dịu”, Văn Thù Bồ tát thường được tán tụng trước khi hành giả nghiên cứu kinh điển, nhất là kinh điển thuộc hệ Bát Nhã Ba La Mật Đa. Văn Thù là vị Bồ tát tượng trưng cho kinh nghiệm giác ngộ, đạt được bằng phương tiện tri thức.
Ngài có lúc chính thức thay mặt đức Thế Tôn diễn nói Chánh pháp, có lúc lại đóng vai người điều khiển chương trình để giới thiệu đến thính chúng một thời pháp quan trọng của đức Bổn sư. Ngài thấu hiểu Phật tánh bao gồm cả ba đức: Pháp thân, Bát nhã và Giải thoát cho nên trong hàng Bồ tát Ngài là thượng thủ, là một trong những vị Bồ tát quan trọng của Phật giáo.
* Biểu thị và Tùy khí:
Là vị Bồ tát tiêu biểu cho trí tuệ, Văn Thù Sư Lợi Bồ tát thường được miêu tả với dáng dấp trẻ trung ngồi kiết già trên một chiếc bồ đoàn bằng hoa sen. Biểu tượng đặc thù của Ngài là trên tay phải, dương cao lên khỏi đầu, là một lưỡi gươm đang bốc lửa. Nó mang hàm ý rằng chính lưỡi gươm vàng trí tuệ này sẽ chặt đứt tất cả những xiềng xích trói buộc của vô minh phiền não đã cột chặt con người vào những khổ đau và bất hạnh của vòng sinh tử luân hồi bất tận và đưa con người đến trí tuệ viên mãn. Còn tay trái của Ngài đang cầm giữ cuốn kinh Bát Nhã trong tư thế như ôm ấp vào giữa trái tim. Đây là biểu trưng cho tỉnh thức, giác ngộ.
Văn Thù Bồ tát thường ngồi trên lưng sư tử xanh. Hình ảnh sư tử xanh là biểu thị cho uy lực của trí tuệ bởi sử tử vốn là chúa tể muôn loài, có sức mạnh và uy lực hơn tất cả các loài thú khác nên sức mạnh cũng là lớn nhất.