1. Thiềm thừ là gì?
- Thiềm thừ chỉ có 3 chân và ngồi trên đống vàng: theo tương truyền, thiềm thừ là dị yêu được thu phục bởi Lưu Hải Tiên Ông. Trong quá trình thu phục bị thương 1 chân nên chỉ còn 3 chân.
- Đầu có hình Lưỡng Nghi giống như hình hai con cá quay đầu lại với nhau. Miệng cóc có ngậm một đồng tiền nên còn được gọi cóc ngậm tiền.
- Trên lưng cóc có 7 viên ngọc đỏ với hình dáng của chòm sao Đại Hùng, lưng đeo 2 xâu tiền 2 bên.
Hiện nay các mẫu cóc ngâm tiền rất đa dạng cả về nguyên liệu và kích thước.
Các mẫu cóc thiềm thừ thường được làm bằng đồng, đá, gỗ, ngọc... Tuy nhiên, với ưu điểm về độ bền, sự thông dụng, giá thành... thì thiềm thừ bằng đồng được ưa chuộng hơn cả.
Ngoài ra, tùy vào không gian bày trí mà kích thước tượng to nhỏ khác nhau, có thể chỉ cao 7-8cm dùng đặt trên ban thờ thần tài hoặc cũng có thể kích thước lớn đến 40cm bày tại phòng khách.
2. Ý nghĩa của thiềm thừ trong phong thủy
Theo truyền thuyết, cóc thiềm thừ ban đầu là dị linh gây hại cho dân nhưng sau khi được thu phục nó đã cải tà quy chính, thường đi khắp nơi nhả tiền giúp đỡ cho dân. Từ đó dân gian coi cóc thiềm thừ như linh vật mang lại tiền tài, may mắn cho người dân.
Lý do người Việt ta tin rằng thiềm thừ mang lại sự sung túc cho gia chủ là:
- Cóc Thiềm Thừ là linh vật phun ra của cải. Theo truyền thuyết, linh vật này xuất hiện ở gần nhà ai sẽ đem lại phú quý, giàu có.
- Thiềm Thừ mang trên đầu hình tượng Lưỡng Nghi, có ý nghĩa bảo vệ. Do đó, đặt vật phẩm này trong nhà còn giúp mang lại sự bình yên, thuận lợi cho các thành viên.
- Trên lưng Cóc ngậm tiền có hình chòm sao Đại Hùng. Đây là chòm sao mang hình ảnh một con gấu lớn có sức mạnh và tinh thần mạnh mẽ.
- Thiềm Thừ có khả năng hóa giải sát khí từ những kẻ tiểu nhân. Ngoài ra, nó còn ngăn cản những điều xui xẻo, tránh sự thất thoát về tiền bạc.
Chính vì vậy, tượng cóc ngậm tiền thường được đặt tại ban thờ thần tài, bàn làm việc, bàn lễ tần, két sắt,.. và đặc biệt không thể thiếu đối với người kinh doanh.
3. Cách đặt thiềm từ chuẩn phong thủy
Với cóc ngậm đồng tiền khi đặt cần quay vào trong nhà, còn khi bỏ đồng tiền ra khỏi miệng thì có tác dụng hóa giải tiểu nhân.
Nếu đặt ở bàn thờ Thổ địa thì bao giờ cũng đặt bên tay phải (từ trong nhìn ra).
Không nên:
- Không nên đặt Thiềm thừ trong nhà vệ sinh, phòng tắm, bên ngoài nhà.
- Không nên đặt đối diện cửa ra vào, cửa sổ, lỗ thông hơi.
- Không nên tạo phủ vải hoặc mang bất kỳ thứ gì phủ lên trên mắt Thiềm thừ.
Nên:
- Nên đặt Thiềm thừ hướng mặt vào trong nhà.
- Nên đặt Thiềm thừ ở góc đối diện chéo với cửa chính. Nếu đặt ở cửa hàng thì có thể đặt trên bàn thu ngân (hướng vào phía trong). Điều quan trọng là đặt cóc luôn hướng vào phía trong cửa hàng là được. Tại bàn làm việc, có thể đặt cóc xoay một chút về phía mình.
4. Một số mẫu thiềm thừ đẹp, bán chạy tại Đồng Phong Thủy
Cóc ngậm tiền bằng đồng kéo xe dài 36 cao 22 ngang 19 nặng 4,7kg
ĐỒNG PHONG THỦY:
- Cơ sở 1: Hà Nội 154 Kim Ngưu Phường Thanh Nhàn Hai Bà Trưng.
- Cơ sở 2: Bắc Ninh Cống Đoan,Đại Bái,Gia Bình.
- Cơ sở 3: Bắc Ninh Vạn Ty,Thái Bảo,Gia Bình.
- Cơ sở 4: Cà Mau 23/6 Khóm 4 Phường 4 Lâm Thành Mậu.
HOTLINE :
- 088.648.9999 Mr Quỳnh
- 0986.377.154 Ms Trang
- 0868.577.154 Mr Hoàng