Chữ tâm theo quan niệm nhà Phật
Trong đời sống hàng ngày chúng ta thường nghe mọi người nói về chữ tâm như người này có tâm, người kia vô tâm… sẽ có đôi lúc chúng ta nghiền ngẫm và tự hỏi “Tâm” là gì? Tâm có phải là con tim không ?”. Có rất nhiều học thuyết nói về Tâm nhưng ở đây chúng ta chỉ luận bàn về chữ Tâm theo quan niệm Nhà Phật. Theo quan niệm Nhà Phật cho rằng khi nói đến chữ Tâm là đang nói về “Chân Tâm”. Và để đạt tới cái gọi là “Chân Tâm” ta phải bỏ đi cái phần “vọng tâm” (khởi lên những vọng niệm, những tham lam, sân hận, si mê…). Thật ra, bản chất của Tâm chúng ta là thanh tịnh, tự nhiên. Cái “Tâm Năng” của chúng ta có thể toả sáng giống như ánh sáng mặt trời vậy (nhà Phật gọi là Phật tánh), mỗi người chúng ta ai cũng có Phật tánh (Tâm làm chủ không bị ngoại cảnh tác động, không phân biệt, luôn sáng suốt…) nhưng do vô minh, do ham muốn, do phiền não nên chúng ta mãi trôi lăn trong sinh tử luân hồi.
Tâm của chúng thường là bất định khó đứng yên. Và để nhiếp Tâm, thu phục Tâm là một việc làm rất khó đòi hỏi một quá trình rèn luyện, tu tập nhưng không có nghĩa là chúng ta sẽ không bao giờ làm được. Nếu chúng ta quyết tâm (luôn kiên định) thì không có gì ngăn cản được chúng ta. “Tâm tích Phật lòng thành cũng Phật, Phật tích Tâm Phật ở trong lòng”. Chữ tâm theo quan niệm nhà Phật là vậy đó.
Tại sao ta phải nên tìm hiểu về Tâm, và vai trò của “Chân Tâm”?
Tâm là căn bản của vạn năng và cũng là nguồn gốc của vạn ác, có thể đưa chúng ta đến con đường chánh đạo cũng có thể đưa chúng ta đi theo con đường tà đạo. Thánh nhân hay ma quỷ đều do Tâm mà ra.
“Tâm sanh các pháp thảy đều sanh
Tâm diệt các pháp thảy đều diệt
Muôn ngàn nghiệp chướng thảy do Tâm
Rồi cũng do Tâm mà diệt nghiệp”.
Trong nhịp sống hối hả như hiện nay, việc giữ Tâm luôn tĩnh lặng, sáng suốt, an lạc là một việc làm rất khó. Bởi vì, chúng ta đang sống đang tương tác với xã hội này, mà xã hội thì luôn luôn vận động và lôi cuốn con người vào guồng máy vật chất. Mọi chuyện dù lớn hay nhỏ đều tác động ít hay nhiều đến với chúng ta. Có đôi lúc chúng ta cảm thấy mệt mỏi và khi hoàn cảnh đưa đẩy ta bàng hoàng nhận ra,hình như mình đã không còn là mình và mọi chuyện đang không nằm trong tầm kiểm soát của mình nữa. Những lúc ấy nếu không vững tâm thì thật là tai hại. Ta sẽ có những sai lầm, mà thời gian thì không bao giờ trở lại để sửa những sai lầm. Từ xưa khi Phật còn tại thế thì Phật đã từng nói:thế giới mà chúng ta đang sống có 5 thứ ác trược,đó là: (1)kiếp trược (kiếp bệnh, dịch,đói kém,đao binh),(2)phiền não trược(không được an vui,luôn lo lắng,phiền não), (3)mạng trược(thọ mạng ngắn ngủi),(4) kiến trược(chê bai không tin chánh pháp),(5)chúng sanh trược(con người không có đức hạnh).nên việc luôn rèn luyện tâm hướng đến cái chân-thiện –mỹ là yêu cầu cấp thiết.
Vậy chúng ta cần phải làm gì để giữ cho Tâm mình trở về với Phật tánh của mình?
Con đường chấm dứt khồ đau không đâu xa. Đó chính là tìm về với Phật tánh của mình. Đó là con đường tu giới,định,tuệ. Con đường tu tập theo chánh pháp,chọn pháp môn phù hợp và :
“ Dứt ác làm lành giữ tâm hồn cho trong sạch đó chính là Phật Pháp”.
“Còn gặp nhau thì hãy cứ vui
Chuyện đời như nước chảy hoa trôi
Lợi danh như bóng mây chìm nổi
Chỉ có tình thương để lại đời”.
Sống trong đời sống cần có một tấm lòng một cái tâm rộng mở, giúp đỡ mọi người, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, cơ nhỡ xung quanh ta. Trước những khó khăn,thử thách của cuộc đời này chúng ta hãy mạnh mẽ lên,luôn giữ cho Tâm mình luôn an lạc,thanh tịnh,dứt trừ phiền não. Và hãy luôn tha thứ cho người khác để chúng ta luôn cảm thấy thanh thản và nhẹ nhàng. Chữ tâm theo quan niệm nhà Phật cũng là chữ tâm của đời, của lòng người.