Giỏ hàng

Bát nhang bằng đồng và việc bốc, sử dụng bát nhang

Bát nhang bằng đồng và việc bốc, sử dụng bát nhang

Với người Việt Nam tục thờ cúng tổ tiên đã ăn sâu vào trong tiềm thức và trở thành nét đẹp văn hóa, vào các dịp giỗ têt con cháu quây quần bên nhau thắp nén nhang thơm tưởng nhớ người đã mất, Tiết Thanh Minh gia đình, họ hàng dòng tộc họp lại với nhau cùng nhau đi sửa sang mồ mả ông bà. Vì thế trong mỗi gia đình đều có ban thờ và thứ không thể thiếu trên mỗi ban thờ là bát nhang bằng đồng hoặc bằng sứ hay còn gọi là bát hương, không phải ai cũng để tâm tới việc sắp đặt bát nhang như thế nào cho đúng cách, bốc bát nhang ra sao?

 

Sau đây dongphongthuy.vn xin giới thiệu về Bát hương bằng đồng và việc bốc, sử dụng bát hương .

1. Bát nhang  thường làm từ gốm sứ và bằng đồng, chạm khắc 2 biểu tượng là đài sen và hình song long chầu nguyệt, bát nhang là một vật linh thiêng dùng thờ cúng trong gia đình, là biểu hiện Tâm linh trên ban thờ, nó được đặt chính giữa của vị tri thờ cúng. Bát nhang là nơi nhập tâm cầu khấn hướng tới thần linh, gia tiên cầu mong mọi sự tốt lành.
2. Bát nhang giống sư sợi dây liên kết vô hình giữa hai thế giới cõi âm và cõi trần, mỗi vùng miền có tục lệ thờ cúng khác nhau nên không có một nguyên tắc cố định nào cho việc sắp đặt vị trí bát nhang. 
Với người dân vùng đồng bằng Bắc bộ và những cư dân gốc ở đây thường là đặt 3 bát hương trên đế Tam sơn cho một ban thờ. Ba bát hương này khi đứng từ ngoài nhìn vào thì: bà tổ cô bên trái, thổ công chính giữa và gia tiên bên phải, Trong đó bát hương thổ công bao giờ cũng to hơn 2 bát kia và đặt ở vị trí cao hơn. Nhiều nhà đặt quá nhiều bát hương trên ban thờ là không đúng cách, không tổ hợp được sức mạnh Tâm linh hoặc là, theo thời gian số người mất trong gia chủ tăng lên thì bàn thờ cỡ bao nhiêu để bày cho đủ  số bát hương (cho Tổ tiên,  Kị, Cụ, Ông Bà, Bố Mẹ, Bà Cô, Ông Mãnh…). Mặt khác cũng không được dán giấy ghi rõ bát hương nào thờ Thần, bát nào thờ Tổ tiên, bát nào thờ ai cụ thể. Bởi ghi như vậy là một việc làm trịnh thượng vô tình đã “phạm thượng” với bề trên: người trần, con cháu quy định cho chỗ đi về cho Thần linh và Tiên tổ!

 

 
3. Việc bốc bát hương không thể tùy tiện, cần phải nhờ thầy, các vị cao tăng ( sư tu ở chùa) hoặc pháp sư (người tu tại gia) họ là những người hiểu biết và có năng lực vô hình. Khi bốc bát hương các Thầy chú nguyện, thỉnh thần linh, vong linh về an nhập. Thực chất đây là việc cung cấp cho các vật thờ cúng một nguồn năng lượng ban đầu và sau này trong quá trình thờ cúng, năng lượng đó ngày một tăng trưởng khiến cho độ linh thiêng ngày càng cao. Đây cũng tương tự như việc Khai quang, Điểm nhãn cho tượng mỗi khi đúc xong, việc này có tác dụng làm tăng linh khí của pho tượng và bát nhang trước khi thờ cúng, nhằm không cho các vong linh hỗn tạp tá vào. Theo dân gian chỉ sau khi hoàn thành công đoạn này thì việc mới biến một vật từ vô tri trở nên linh thiêng, bát nhang mới có các vị Thổ công, Thần linh, Gia tiên theo chứng minh cho thân chủ khi vái cúng và tạo được linh khí để có thể giúp đỡ, độ trì cho gia chủ.

4. Quy trình bốc bát nhang:
Bát nhang ban đầu vốn chỉ là đồ gốm sứ, đồ đồng vô chi nhưng sau khi thực hiện các thủ tục bôc bát hương thì bát hương đó mới có tác dụng làn vật cắm nhang khi thờ cúng. Nếu bát hương không được bốc đúng cách cũng giống như nhà không chủ, việc thắp nhang gần như không có tác dụng.
– Bát nhang có hình trụ và hình tròn, hình tròn chia làm hai loại bát nhang có quai để thờ gia tiên và bát nhang không có quai để thờ thần phật, khi mua bát hương cần chọn loại  có khắc hình đài sen hoặc song long chầu nguyệt không được mua bát nhang có chữ hán.
– Đầu tiên khi mua một bát hương về thì phải rửa qua nước muối rượu gừng có pha chút nước hoa hay thả vào mấy cánh hoa hồng cho thơm để làm sạch những phần hữu hình rồi dùng máy sấy sấy khô  hay đem xông trầm hương. Nước đã dùng đổ ra trước sân hay vẩy chung quanh nhà, không đổ xuống cống.
– Sau đó lót ở đáy bát nhang một mảnh giấy trang kim vàng (vừa để lót, vừa phòng các đồ yểm trong bát không bị cháy theo khi bát nhang “hoá”).
– Bát nhang đã được làm đúng pháp là bát nhang có cốt: Cốt bát nhang có 7 thứ báu (Thất bảo) như vàng, bạc, ngọc, mã não, san hô,…Tối thiểu có 3 thứ: vàng, bạc, ngọc được bọc bởi 1 tờ giấy tráng kim dùng bút đỏ đã được làm phép chú bút, chú giấy, chú mực ghi một số chữ (do sư ghi, chữ thiên do các vị Thánh ngự ghế viết). Trong bát nhang còn có tiền âm (“Ngũ Lộ Thần tài”), tiền dương màu đỏ mệnh giá mang số 5 (sinh) được gấp thành các chiếc thuyền nhỏ xếp xung quanh khối cốt thất bảo.
– Sau đó đổ tro đốt bằng rơm nếp (hay trấu) mà ngày nay thường có bán tại các hàng mã vào cho đầy, đừng cho cát vì cát nặng. Dùng trấu rất tốt bởi trấu bọc gạo là hạt ngọc của Trời, nó thanh sạch, cao quý.
– Nhiều người còn dán ra ngoài bát nhang ở chính diện, nơi in hình mặt trời có 2 con rồng chầu vào một mảnh giấy đỏ có viết chữ bằng mực Tàu tên của bát nhang.
– Sau cùng là đọc Kinh hay Chú Mật Tông, Tiên Gia tùy theo môn phái của Thày để an vị Bát nhang. Khi làm phép lần đầu, người bốc bát hương cắm cây chữ Thọ bằng đồng để thắp hương vòng; cắm 9 hay 3 cây nhang tùy bát của Phật hay các tầng khác. Lúc an vị cần đặt bát hương ngay ngắn sao cho mặt nguyệt (lưỡng nghi) nằm trên trục vuông góc với bàn thờ và theo hướng bàn thờ và Bát nhang chính ở vị trí giữa (so với 2 cạnh bên bàn thờ).
 Chỉ khi hoàn thành các công đoạn này thì bát hương mới chính thức được đưa vào sử dụng làm vật thờ cúng và mới có đủ linh lực.

 

 

5. Sử dụng bát hương:
Bát hương đã bốc xong, gia chủ phải đặt nơi bàn thờ sạch sẽ, không nên để uế tạp. Mỗi khi sắp xếp lại ban thờ (thường vào 23 và 30 tháng Chạp) phải khấn vái, xin phép và chỉ được di chuyển bình hoa, chén nước, đỉnh đồng, đèn,… còn bát nhang, bài vị đã định vị thì không được xê dịch. Khi vệ sinh bát nhang, bài vị phải lấy tay giữ không cho xoay rồi lấy khăn sạch, ẩm, phun rượu cho pha gừng giã nhỏ, nước hoa lau cho sạch.
Đồng thời, khi chân nhang quá nhiều cần rút bớt, nhớ để lại 5 chân. Những chân nhang đã nhổ cần rồi đốt. thả tro xuống sông suối.
Bát nhang bỏ đi (ví dụ bát nhang của ban thờ vong) cần thả xuống sông suối (tốt nhất là đặt trên miếng xốp nổi), tránh vất nơi uế tạp. Nghiệm ra nhưng người (gia chủ hay vì chức trách) xử lý không đúng với bát hương sẽ gặp sự không may.
Mỗi khi cầu cúng cần mở rộng cửa, thắp đèn trước (khởi động), rót nước, rót rượu (dương cầu âm), rồi thắp hương (phát sóng) và khấn cúng (kêu cầu). Chú ý thắp 3 hay 5 nén hương bởi 3, 5 là số lẻ, thuộc Dương mà Dương thờ Âm là hợp lẽ. Nếu thắp quá nhiều hương sẽ mở đường cho Thập loại chúng sinh đến, tạo ra sự lộn xộn, phiền toái cho Thần, Tổ tiên mình thỉnh cầu. Nhớ rằng khi thắp phải để hương cháy đều, dùng tay phẩy nhẹ cho tắt lửa, không thổi. Khi cắm hương cần cắm cho ngay ngắn mới có tác dụng dẫn lời thỉnh cầu tới đúng nơi cần đến. Đồng thờ không cắm chồng các chân hương lên nhau nhằm tránh tạo ra những lớp thô () và thanh (mới) và phòng bốc hoả.
Trường hợp bát hương tự nhiên bốc cháy, dân gian cho rằng báo “điềm” hoá âm là khi chân hương cháy âm ỉ từ trong ra rồi đổ ra xung quanh thường liên quan đến mồ mả, thờ cúng còn hoá dương là cháy từ trên xuống có liên quan đến nhà cửa, cuộc sống hằng ngày. Khi đó cần để hoá hết nhưng nhớ phòng hoả hoạn đừng dùng nước dập tắt tránh “Thuỷ Hoả giao tranh“.
Nếu đang cầu cúng mà hương tắt cứ để thế mà châm lửa tiếp, đừng nhổ lên đốt lại bởi khi nhổ lên cắm lại thành hương thừa, mất gốc, cầu cúng mất linh nghiệm. Cổ nhân cho rằng, ngoài lý do hương kém phẩm thì cần phân biệt:
– Hương tắt phần trên là ở Thiên, liên quan đến nóc nhà, ban thờ…
– Hương tắt ở đoạn giữa là Nhân, liên quan đến thành viên gia đình;
– Hương tắt đoạn cuối nghĩ đến Địa, liên quan đến mồ mả, đất cát…

 

Thế đấy xung quanh bát hương có nhiều việc cần biết. Song còn do hoàn cảnh và tập tục mỗi nơi. Nhớ lại ngày trước chúng tôi chỉ đốt hương trong 3 ngày Tết. Bát hương tự tạo bằng cốc nhựa, bát ăn, bên trong đựng gạo. Sau này, khi đã đi nhiều, nghe  lắm, chắt lọc sách vở tôi đã cỡ vạc ra nhiều nhưng có những điều vẫn chưa lý giải nổi, đặc biệt ngẫm ra mình thực hiện còn chưa đúng nghi thức trên. Sửa dần vậy nhưng cốt ở Tâm thành!
Hiện nay bát nhang bằng đồng thường được lựa chọn hơn các loại bát nhang bằng chất liệu khác, vì nó có nhiều chủng loại, màu sắc, hoa văn chạm nổi tinh xảo, bát nhang bằng đồng được phủ một lớp màu chống oxy hóa nên rất bên màu, hơn nữa nội thất ban thờ thường có lư hương, đỉnh đồng và một số đồ thờ cúng bằng đồng nên sự dụng bát nhang bằng đồng sẽ phù hợp hơn.


Cũ hơn Mới hơn


Facebook Youtube Top