Giỏ hàng

Mua tranh mừng thọ ở đâu đẹp nhất?

Tranh mừng thọ bằng đồng là bức tranh quý nhất dành cho con cháu hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Bức tranh mừng thọ được treo ở phòng khách hoặc phòng ngủ là nơi đẹp nhất mang tính phong thủy cao...

 

Mừng thọ là một nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam, thể hiện sự tôn trọng, tấm lòng hiếu thảo, kính trọng của con cháu đối với bậc cao niên. Tết đến, xuân về là thời điểm các địa phương trên cả nước tổ chức lễ mừng thọ cho người cao tuổi.

 

Việc tổ chức mừng thọ là thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tỏ lòng hiếu với ông bà, cha mẹ. Việc mừng thọ còn mang thêm ý nghĩa “Kính già, già để tuổi cho”. Lễ mừng thọ là một nét đẹp văn hoá, là niềm vui, niềm phấn khởi để các cụ cao niên sống vui, sống khỏe, sống có ích cho gia đình và xã hội.

Trong tâm thức của người Việt, mỗi người sinh ra đều mong muốn đạt được Ngũ Phúc trong đời. Ngũ Phúc bao gồm năm yếu tố là: Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh (nghĩa là may mắn, của cải, sống lâu, mạnh khỏe, bình yên). Trong đó, Thọ là yếu tố khó nắm bắt nhất nên cũng là điều mà mọi người mong muốn nhất. Tuổi thọ là điều quý giá nhất của đời người mà không phú quý nào sánh bằng. Người xưa cho rằng những người sống thọ là có phúc lớn nên mới được “trời ban” cho sống lâu, sống khỏe, mới có con cháu đề huề. Bởi vậy, theo tục lệ, vào những năm chẵn tuổi của ông bà, con cháu sẽ tổ chức lễ mừng thọ cho ông bà. Mừng thọ chính là mừng cái phúc được sống lâu, sống khỏe với con cháu.

 

Lễ mừng thọ được tổ chức to hay nhỏ đều thể hiện niềm vui của gia đình vì có người sống thọ. Khi các cụ bảy, tám mươi tuổi các cụ trong Hội người cao tuổi tại phường, xã đều tổ chức chúc mừng, trao thư, tặng quà và chụp ảnh lưu niệm. Những dịp như thế này mang lại tình cảm gắn kết các cụ và tình cảm ấm áp của con cháu. Gắn kết tình nghĩa xóm làng để các cụ không cảm thấy cô đơn lúc tuổi già, sức yếu đồng thời con cháu được hãnh diện với bà con lối xóm vì có cha mẹ sống thọ.

Trong lễ mừng thọ ngày xưa có lễ dâng rượu, khách hoặc họ hàng có lời chúc, câu đối và quà mừng, có nhà còn mời cả phường hát đến góp vui, lễ mang tính nhân văn là nhiều. Ngày nay con cháu thường tặng hoa và quà. Có thể nói, ngày mừng xuân chúc thọ đã trở thành phong tục đẹp của người Việt Nam. Qua đó thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, hiếu lễ với ông bà, cha mẹ và nhân lên nét đẹp văn hóa “kính già, trọng lão” trong cộng đồng.

 

 

 

Tranh mừng thọ "Phúc Như Đông Hải. Thọ Tỷ Nam Sơn". tranh thể hiện tấm lòng của con cháu với lời chúc phúc lộc nhiều như nước biển Đông và sống thọ như núi đồi nước Nam!

Nguồn gốc : Bắc Ninh:ngã tư Đoan Bái Đại Bái,Gia Bình,Bắc Ninh(làng nghề đúc đồng truyền thống Đại Bái có lịch sử 1000 năm về đúc đồng)

 


Cũ hơn Mới hơn


Facebook Youtube Top