Giỏ hàng

Con nghê trên nắp đỉnh đồng có ý nghĩa gì?

Con Nghê trên nắp đỉnh là gì?

Trong cuộc sống thường ngày của người dân Việt, có hai con vật là con trâu và con chó luôn được coi như một người bạn rất thân thiết, gần gũi nhất. Con trâu là con vật rất đỗi quen thuộc với người nông dân Việt ví trâu là con vật để cầy ruộng, giúp người dân sản xuất ra lúa gạo còn con chó là để canh nhà, phòng kể trộm đến nhà cũng như thú giữ. Nếu về mặt đời sống thực tế thì chó được coi như con vật canh giữ nhà cửa cho chủ nhà thì về mặt đời sống tâm linh thì ông cha ta ví con vật này như thế nào? Tại sao trên nắp đỉnh đồng thờ cúng gia tiên lại có hình tượng con Nghê? Hãy tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau nhé!

con-nghe-tren-nap-dinh-co-y-nghia-gi

 Đỉnh đồng cầu thất lân 60cm

Ông cha ta cũng cần một linh vật để chống lại các tà ma ác quỷ nữa chứ. Chó đá được dựng lên vì thế. Ở làng quê miền Bắc Việt Nam, trước cổng làng bao giờ cũng có một con chó đá để bảo vệ cả làng, trước cổng đình bao giờ cũng có chó đá, và trước cổng nhà hay ở ngoài đầu hồi, ngoài cửa nhà cũng thường có chó đá ngồi trước canh giữ cho gia chủ. Những con chó đá này hình dạng thay đổi, cao khoảng từ nửa thước tới một thước, thường là những tảng đá được khắc đẽo rõ ràng oai vệ, nhưng có khi chỉ là một khối đá đặt nghiêng theo dáng một con chó đang ở thế ngồi canh giữ. (Truyện cổ cũng thường nhắc đến chó đá, như chuyện “Cậu học trò và con chó đá”, chuyện “Hai anh em và con chó đá” 

Vài hình tượng con Nghê tiêu biểu

Tượng con Nghê: dựa trên nước men, màu men, chất đất ta có thể định rằng đây là một tác phẩm đời Lý (thế kỷ XI – XII). Con Nghê này cao độ 36cm, bàng đất nung, phủ men nâu, nét tô đắp cực kỳ tinh xảo, con Nghê trông sống động, oai vệ, tưởng chừng như có thể phóng lên xua đuổi tà ma ngay tức khắc. Mặt Nghê ngắn. Mình Nghê thon dài, rất thanh tú. Cổ Nghê đeo dây lục lạc có tua, cổ ngửng thẳng. Lông trên sống lưng dựng đứng như một hàng kỳ, chạy suốt từ đỉnh đầu xuống đến đuôi. Chân Nghê thanh nhưng thẳng và mạnh, chân sau ở thế ngồi bắp thịt đùi trông rắn chắc mạnh mẽ, hai chân trước chống cao, chỗ đầu gối có lông xoắn cong. Mắt to, miệng lớn, mũi lớn, miệng Nghê hơi hé mở để lộ những răng nanh nhọn hoắt, như sẵn sàng xua đuổi tà ma. Tai Nghê lớn. Lông Nghê mượt sát vào mình với những đường khắc, uốn từ sống lưng xuống phía bụng, trông như vằn chó.

Tượng con Nghê đời Lý (Bộ sưu tập Bùi Ngọc Tuấn) Nậm rượu hình con Nghê: chúng tôi xin đưa ra hình hai nậm rượu hình con Nghê, một mầu nâu, một mầu đen. Nghê với hình dáng và thế ngồi cũng như mô tả ở trên, tuy rằng các chi tiết không sắc sảo bằng. Nghê ngồi trên một bầu rượu có dáng trên tròn dưới ống. Mình Nghê rỗng, trên lưng Nghê có vòi loe để chuyên rượu vào (nắp đậy chỗ này không còn, nên ta không biết nắp cũng làm bằng đất sét nung hay bằng gỗ hoặc lá cuộn). Rượu được rót ra từ vòi dài đi từ thân nậm, tựa như cọc với dây xích buộc Nghê.

Hai nậm rượu hình con Nghê đời Lý (Bộ sưu tập Bùi Ngọc Tuấn) Bình trầm hương hình Nghê: màu men, nước men, chất đất, độ nung của các bình hương này cho thấy đây là các tác phẩm làm thời Chu Đậu (thế kỷ XVI – XVIII) chứ không phải đồ đời Lý hay đời Trần. Bình hương gồm hai phần, phần dưới là một hộp nhỏ hình chữ nhật, đây là chỗ bỏ trầm vào đốt. Phần trên là nắp. Nắp là con Nghê ngồi trên một mặt phẳng đậy vừa kín phần dưới. Mình Nghê rỗng nên khi đốt trầm khói từ phần hộp phía dưới, luồn trong mình Nghê rồi bay ra từ miệng Nghê đang hơi khẽ mở, trông rất oai nghiêm. Vì trầm được đốt trong hộp kín phía dưới mà chỉ có thể thoát khói ra khỏi miệng Nghê nên cháy rất chậm, vừa toả đủ khói hương để mang đầy vẻ linh thiêng mà vẫn cháy lâu cả buổi.

Bình trầm hương con Nghê (thời Chu Ðậu, thế Kỷ 16 – 17) Hình trích từ Vietnam ceramics, A separate tradition, John Guy và John Stevensen, Avery Press 1997 Cũng có một số bát hương làm vào khoảng


Cũ hơn Mới hơn


Facebook Youtube Top