Giỏ hàng

Họa tiết trống đồng Đông Sơn 2023

Quá trình nghệ nhân làm họa tiết trống đồng.

Họa tiết trống đồng là biểu tượng của tinh hoa văn hóa truyền thống dân tộc, phản ánh những nét độc đáo và đặc sắc nhất của nền văn minh lúa nước mà người Việt cổ đã xây dựng nên. Cũng vì thế mà ý nghĩa họa tiết trống đồng không chỉ mang đậm tính chất tôn giáo, văn hóa mà còn chứa đựng những giá trị nghệ thuật và lịch sử to lớn. 

Xem thêm:

39 QUẢ TRỐNG ĐỒNG - TRANH TRỐNG ĐỒNG - MẶT TRỐNG ĐỒNG ĐẸP NHẤT tại đây

QUẢ TRỐNG ĐỒNG ĐỎ HOA VĂN NỔI ĐÔNG SƠN tại đây!

QUẢ TRỐNG ĐỒNG HOA VĂN CHÌM NGỌC LŨ tại đây!

MẶT TRỐNG ĐỒNG ĐỎ HOA VĂN NỔI tại đây!

MẶT TRỐNG ĐỒNG BẢN ĐỒ VIỆT NAM tại đây!

QUẢ TRỐNG ĐỒNG VÀNG tại đây!

TRỐNG ĐỒNG MẠ VÀNG tại đây!

TRANH MẶT TRỐNG ĐỒNG NGỌC LŨ HOA VĂN CHÌM tại đây!

họa tiết trống đồng

Ý nghĩa của họa tiết trống đồng.

Họa tiết trên bề mặt trống đồng có nhiều hình dáng vô cùng đa dạng và phong phú, đó là những ngôi sao, chim lạc, các biểu tượng nhạc cụ, các loại trang phục cổ xưa, hình ảnh nhà sàn dân tộc, các hoạt động đời sống con người như múa, đánh trống,…Những hoạt tiết trên mặt trống đồng không đơn giản là các hình ảnh để trang trí mà còn có ý nghĩa sâu sắc về văn hoá, truyền thống và niềm tự hào dân tộc.

Họa tiết trống đồng: Hình ảnh ngôi sao lớn ở trung tâm trống đồng.

Hình ngôi sao trung tâm có 8 đến 14 cánh chính là biểu tượng đẹp nhất của trống đồng Đông Sơn: đại diện cho hình ảnh tối cao trong thiên nhiên đó là mặt trời. Người xưa quan niệm mặt trời cung cấp năng lượng và ánh sáng cho họ nên họ tôn sùng và biết ơn.

họa tiết trống đồng

Hình ảnh ngôi sao lớn chính là bức thiên đồ cho phép xác định được các ngày tiết trong năm. Đó là loại lịch ngày âm , kết hợp chu kỳ mặt trăng và mặt trời, bắt nguồn từ văn hóa Bách Việt, mang đậm nét văn hóa nông nghiệp lúa nước ở phương Nam. Số lượng của các tia, chim bay, hươu, thuyền hầu hết là số chẳn, biểu hiện cư dân thời bấy giờ biết đo đếm. Số tia 12 chiếm đa số liên quan đến số tháng trong năm

họa tiết trống đồng

họa tiết trống đồng

Họa tiết trống đồng: Hình ảnh chim thú 

họa tiết trống đồng

Những hình ảnh chim Lạc, chim Hồng- vật tổ của người Lạc Việt được cách điệu cao và phân bố dày đặc trên mặt trống với nhiều tư thế, hình dáng khác nhau, từ chim bay, chim đậu đến chim đứng chầu mỏ vào nhau. Xen kẽ với đó là hình ảnh hươu nai- loài vật hiền lành và thân thuộc với con người sống giữa thiên nhiên.

họa tiết trống đồng

Hình ảnh các loài chim thể hiện cho sự sùng bái thiên nhiên. Với quan niệm chim chính là tổ tiên của loài người, hình ảnh quả trứng trong truyền thuyết Lạc Long Quân – Âu Cơ hoặc họa tiết chim thể hiện sự biết ơn tổ tiên.

Họa tiết trống đồng: Hình ảnh nhà sàn 

họa tiết trống đồng

Họa tiết nhà sàn dân tộc trên trống đồng được sử dụng rất nhiều, với loại hình kiến trúc nhà mái cong và nhà sàn mái tròn. Hình ảnh ngôi nhà có 2 cột chống phía đầu nhà, 2 đầu và giữa có kê thang lên sàn. Những ngôi nhà mái cong là nhà dân ở. 

Đây cũng được coi là hoạt tiết trống đồng đơn giản mang nét đặc trưng của văn hóa truyền thống, thể hiện một phần cuộc sống của con người thời kỳ dựng nước sơ khai.

Họa tiết trống đồng: Hình ảnh các loại nhạc cụ.

Trống đồng Đông Sơn ở mặt trống thường khắc 2 nhạc cụ chính là kèn và trống. Hai nhạc cụ này được người dân chơi ở dịp tết, lễ hội. Trong đó có 2 loại trống:

  • Trống diễn tấu trong một dàn trống. Người đánh trống sẽ ngồi hoặc đứng ở sàn. Lúc này cầm gậy dài đánh theo chiều đứng. Trống đặt trên các chiếc giá sát đất. Kiểu đánh này vẫn được nhìn thấy hiện nay ở những ngày hội của đồng bào Mường ở các tỉnh Hoà Bình.
  • Trống một người biểu diễn là người cầm trống trong nhà hoặc trên thuyền để giữ nhịp.

họa tiết trống đồng

Họa tiết trống đồng: Cảnh sinh hoạt hàng ngày.

Những họa tiết mô tả cuộc sống sinh hoạt thường ngày của con người như nhảy múa, giã gạo, chèo thuyền, đánh trống,… là những họa tiết trống đồng đơn giản mang tính biểu tượng cao, nhưng đã khắc họa rõ nét cuộc sống bình yên, hạnh phúc và hưng thịnh trong thời kỳ sơ khai của đất nước.

Hình ảnh vũ công nhảy múa, trang phục dân tộc, cảnh quây quần sinh hoạt của con người được khắc họa trên trống đồng đã thể hiện những gì đẹp nhất, đặc sắc nhất trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt xưa. Những họa tiết trống đồng này không chỉ có giá trị nghệ thuật, lịch sử cao, mà còn giống như một phương thức truyền tải bản sắc dân tộc quý báu đến các thế hệ mai sau.  

họa tiết trống đồng

Địa chỉ mua đồ đồng uy tín chất lượng

Tùy theo điều kiện của mỗi người, có thể chọn mua hay đặt làm trống đồng ở những địa chỉ khác nhau, nhưng để đảm bảo chất lượng sản phẩm, bạn chỉ nên chọn mua tại những cơ sở đúc đồng có uy tín, kinh nghiệm lâu năm trong nghề, hay cửa hàng bán trống đồng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Đồng phong thủy là 1 cơ sở sản xuất và cung cấp các mẫu trống đồng đẹp, với họa tiết hoa văn tinh xảo, chất lượng tốt nhất được rất nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn. Tại đây, bạn không chỉ nhận được những sản phẩm trống đồng đúc tinh xảo với giá cả phải chăng mà còn nhận được sự tư vấn, hỗ trợ nhiệt tình cùng những chính sách mua hàng, bảo hành hấp dẫn.

Họa tiết Trống Đồng Đông Sơn- Nguồn Gốc - Ý Nghĩa và những nét văn hóa.

Họa tiết trống đồng Đông Sơn - Biểu tượng của nền văn minh, văn hóa Âu Lạc: Trống đồng Đông Sơn không chỉ có chức năng nhạc khí mà còn có những chức năng khác như làm biểu tượng cho quyền lực, tôn giáo, là sản phẩm của nền văn minh nông nghiệp và là biểu tượng của những thành tựu trong sinh hoạt kinh tế, văn hóa, xã hội của nhà nước Văn Lang.

MẶT TRỐNG ĐỒNG ĐỎ: Đường kính 60cm nặng 10,7kg

xem giá chi tiết tại đây

Trống đồng Đông Sơn được phát hiện năm nào? Nguồn gốc của Họa Tiết Trống Đồng Đông Sơn:

Trống đồng Đông Sơn là tên một loại trống tiêu biểu cho Văn hóa Đông Sơn (700 TCN – 100) của người Việt cổ

Về nguồn gốc ra đời của trống đồng Đông Sơn, có 3 luồng ý kiến khác nhau.

Tại phương Tây, người ta đã biết về trống đồng từ năm 1682 nhưng mãi đến thế kỷ 19, mới có học giả bàn về trống đồng: điển hình như học giả Hirth (1890) cho rằng trống đồng là của Trung Quốc; học giả De Grooth (1901) cho rằng nguồn gốc trống đồng của Việt Nam.

Tới các học giả Trung Quốc cho rằng quê hương của trống đồng là ở Vân Nam, Trung Quốc. Nhưng các nhà khảo cổ học Việt Nam cũng khẳng định xuất thân của trống đồng là ở vùng đồng bằng sông Hồng, Bắc Bộ Việt Nam.

Mặc dù chưa có một kết luận nào chắc chắn và được công nhận nhưng bài viết đi theo nghiên cứu của các nhà khảo cổ học Việt Nam phân tích về nguồn gốc của trống đồng Đông Sơn.

Trong cuốn sách Nguồn gốc và sự phát triển của trống đồng Đông Sơn, tác giả Tạ Đức đã đưa ra các luận cứ với nhiều bằng chứng chứng minh quê hương trống đồng chính là thành Cổ Loa (Hà Nội).

Theo đó, An Dương Vương trị vì vùng trung tâm, nơi đất đai màu mỡ, dân cư đông đúc, giao thông đường thủy thuận lợi. Với tư cách là thủ lĩnh uy quyền, An Dương Vương là vị vua duy nhất huy động được nhân lực, tài lực để tạo ra chiếc trống đồng lớn và đẹp nhất tượng trưng cho vương quyền và thần quyền Bách Việt,...

Các họa tiết trên trống đồng Đông Sơn được cho là thể hiện lại đời sống của nhân dân dưới thời 18 đời vua Hùng trị vì. 

Theo đó, trên bề mặt của Trống Đồng thể hiện được đời sống của người Việt cổ nào những năm 700 TCN cho đến năm 100 sau công nguyên. Trống đồng Đông Sơn được biết đến như một sản phẩm tiêu biểu của nền văn lúa nước. Những họa tiết trên trống đồng Đông Sơn thể hiện nhiều những tinh hoa văn hóa nhân loại nói chung. Đặc biệt nhất là những hình ảnh về văn hóa của người Việt cổ TCN được tái hiện. Để hiểu rõ hơn về họa tiết Trống đồng hãy theo dõi bài viết nhé.

mặt trống đồng đông sơn

MẶT TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN BẰNG ĐỒNG ĐỎ DÁT VÀNG 24K: đường kính 80 cm thếp vàng 24k

xem giá chi tiết tại đây 

Ý Nghĩa Họa Tiết Trên Trống Đồng Đông Sơn: 

Trên trống đồng Đông Sơn được khắc họa hình ảnh các ngôi sao, con chim, nhạc cụ và cả ngôi nhà sàn dân tộc quen thuộc. Ngoài ra, hình ảnh con người với các trang phục như khố, váy hay các đồ như cối giã gạo cũng được khắc họa rõ nét và có ý đồ.

trống đồng đông sơn

MẶT TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN ĐỒNG ĐỎ: đường kính 80cm nặng 23,5kg

xem giá chi tiết tại đây

#Ý Nghĩa Hình Ảnh Ngôi Sao Và Các Con Chim

Khi nhìn vào hình ảnh trống đồng Đông Sơn chúng ta sẽ nhìn thấy ở ngay tâm trống đồng có hình ảnh ngôi sao 16 cánh. Xen kẽ giữa các cánh chính là họa tiết lông chim đại diện cho các con chim. Ngôi sao này được hiểu là hình ảnh đại diện cho quyền lực tối cao là Mặt Trời, giúp cho mùa màng xanh tươi, chiếu sáng khắp mọi miền. 

Ngoài ra, hình ảnh con chim được khắc họa cạnh bên Mặt trời cũng thể hiện được sự tôn sùng người người dân lúc bấy giờ. Theo sử sách ghi lại, người Việt cổ cho rằng chim chính là nguồn gốc của con người. Điều này được thể hiện rõ nhất trong truyền thuyết “Con Rồng, cháu Tiên”.Như vậy, trống đồng Đông Sơn đặt hình ảnh Mặt Trời và con chim đại diện cho thiên nhiên và nguồn gốc tối cao. Con người, sinh sống và phát triển đều xoay quanh 2 nhân tố quan trọng này.

#Ý Nghĩa Của Hình Ảnh Nhà Sàn

Vào thời kỳ này, nhà sàn được xây dựng theo 2 loại hình chính là loại mái cong và loại mái tròn. Trên trống đồng Đông Sơn có thể hiện 2 chi tiết về nhà sàn mái cong và nhà mái tròn ở vị trí đối xứng nhau qua hình tròn. Ngôi nhà được cây với 2 cột trụ 2 đầu để chống đỡ, có cầu thang để đi lên sàn, ở 2 bên còn có hình ảnh câu thang để lên sàn trên. Nhìn sơ qua thì hình ảnh nhà ở của người dân lúc bấy giờ được khắc họa có nét giống hình con thuyền. Nhiều người cho rằng, ngôi nhà có hình giống con thuyền mới là nhà ở của người dân. Lối kiến trúc nhà còn lại được cho là hình ảnh cho các nơi thờ cúng của người thời xưa hoặc là nơi diễn ra các hoạt động về tín ngưỡng.

#Ý Nghĩa Hình Ảnh Nhạc Cụ Trên Trống Đồng

Nhạc cụ được thể hiện trong đây chủ yếu là kèn và trống. Theo đó, trống được gắn với hình ảnh người ngồi hoặc đứng để đánh trống. Kèn và trống là 2 nhạc cụ thường xuyên xuất hiện ở các lễ hội. Từ xa xưa đến nay, sự xuất hiện của 2 nhạc cụ này đều mong muốn mang đến sự vui vẻ và thoải mái. 

trống đồng đông sơn

TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN ĐÚC TỪ ĐỒNG ĐỎ NGUYÊN CHẤT THANH KHIẾT: Đường kính 30cm,cao 21 cm, nặng 9,5kg

xem giá chi tiết tại đây

#Ý Nghĩa Về Mùa Vụ

Từ họa tiết trống đồng chúng ta có thể thấy được giá trị văn hóa đặc biệt của nền văn minh lúa nước từ khi bắt nguồn. Người Việt cổ đã biết phân ra các mùa vụ trong năm để cây cối sinh trưởng tốt nhất.Để ý tại vị trí chỉ thời điểm tiết Đông Chí đi qua hình ảnh ngôi nhà sàn mái cong có 1 cặp chim trống và chim mái. Trong ngôi nhà có 3 người như vừa mới thức dậy sau giấc ngủ. Không những thế, ngay bên cạnh ngôi nhà có hình ảnh một chiếc cối giã gạo đang nằm nghiêng. Bên trái là hình ảnh một con người đang đánh vào trống con.

Từ đó, ta có thể hiểu rằng, đây là thời điểm con người, muông thú và cây cối bắt đầu tỉnh dậy sau thời kỳ ngủ đông. Hiện nay, vụ mùa lúa nước của người dân cũng đang được thực hiện sau tiết đông chí này.

Tiếp theo, tại thời điểm tiết Hạ Chí. Nhìn lên trống đồng sẽ thấy hình ảnh này đối điểm của thời điểm Đông Chí. Ngôi nhà sàn này không còn hình ảnh 2 chú chim ở trên mái nhà nữa mà chỉ còn con chim trống. Trên thực tế, vào dịp này thì chim mái sẽ đẻ trứng và ấp trứng nên không cùng chim trống đậu trên các mái nhà. 

#Ý Nghĩa Hình Ảnh Hươu Và Chim

Ngoài ra, hình ảnh về sự xuất hiện của mặt trăng cũng được lồng ghép khéo léo trên bề mặt trống đồng. Cụ thể, tại vòng số 8 tính từ trong ra có hình ảnh con chim bay và con nai. Nai được chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm 10 con. Giữa 2 nhóm nai được phân biệt bởi 2 tốp chim bay bao gồm tốp 6 con và tốp 8 con.

Con hươu chỉ đi ăn vào dịp trăng sáng nên hình ảnh con hươu sử dụng ở đây với ý nghĩa tượng trưng. Tức là thời điểm có xuất hiện của hươu thì ngày đó trong tháng có trăng. Như vậy, mỗi tháng sẽ có 14 ngày trăng không xuất hiện. 

Cụ thể, các ngày từ ngày 1 cho đến ngày 6 và từ ngày 22 đến 30 hàng tháng sẽ không có trăng. Những ngày đấy hươu sẽ không đi ăn và người nông dân sẽ không tổ chức đi săn thú đêm.

Như vậy, họa tiết trên trống đồng Đông Sơn không chỉ mang đến các nghĩa đen thể hiện trên hình ảnh được khắc, chạm. Giá trị về kiến thức của con người lúc bấy giờ còn được thể hiện ẩn dụ thông qua các hình ảnh khác 1 cách khéo léo. 

Văn hóa, xã hội Lạc Việt theo các chi tiết trên Trống Đồng Đông Sơn:

Kinh tế và văn hoá vật chất

Các chi tiết trên Trống đồng Đông Sơn là sản phẩm của nền văn minh nông nghiệp phát triển. Việc phát hiện ra những lưỡi cày đồng và những hình bò được khắc trên thân trống chứng tỏ thời kỳ này đã biết sử dụng sức kéo động vật vào canh tác nông nghiệp. Ngoài ra, các nghề đánh cá, săn bắn, chăn nuôi gia súc và sản xuất thủ công cũng phát triển trong thời kỳ này. Phần lớn những nơi phát hiện có trống phân bố dọc theo triền những con sông lớn ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Trống có thể đã được phân phối bằng đường thuỷ.

Ngoài ra, trong xã hội Lạc Việt còn có tồn tại sự bất bình đẳng về tài sản. Điều này được phản ánh rõ ràng trong sự phân bố những hiện vật tuỳ táng ở các ngôi mộ giàu nghèo thuộc thời đại đồ đồng.

trống đồng đông sơn

MẶT TRỐNG ĐỒNG ĐỎ: 1m nặng 40kg khung 1m27

xem giá chi tiết tại đây

Quan niệm tôn giáo

  • Việc gắn hình ngôi sao ở trung tâm mặt trống là biểu tượng của tục thờ thần Mặt Trời.

  • Những người hóa trang lông chim trên trống đồng thể hiện vật tổ của cư dân bấy giờ là loài chim.

  • Từ những cảnh linh hoạt trên trống đồng, nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng đó là "lễ khánh thành trống đồng", "lễ chiêu hồn", "đám tang" hoặc "lễ cầu mùa"...

Trang phục

Quần áo được tả trên trống có các loại như: áo hai vạt ngắn, áo hai vạt dài, váy, khố...Họ đội nhiều loại mũ, tết các kiểu tóc khác nhau.

Kiến trúc

Dựa theo những hình khắc trên trống đồng cho thấy có hai loại hình kiến trúc là nhà sàn mái cong và nhà sàn mái tròn. Nhà có 2 cột chống ở phía đầu nhà, hai đầu và ở giữa có kê thang để lên sàn. Nhà mái tròn thường có một người (hoặc không có người) đứng giữa cửa, hai bên của có chắn phên. Nhà mái tròn có thể liên quan đến tín ngưỡng và tạm gọi là "nhà thờ". Còn những ngôi nhà có mái cong như hình thuyền lại có nhiều người có thể liên hệ rằng đó là "nhà ở". Hai góc mái có những đường hồi hoa văn trang trí. Có thể nói nhà sàn là loại hình kiến trúc chủ yếu của người Lạc Việt.

trống đồng đông sơn

TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN BẢN ĐỒ VIỆT NAM: đường kính 80CM NẶNG 28KG

xem giá chi tiết tại đây 

Tượng trang trí

Có tượng hình chó trên mặt trống nhỏ Đông Sơn, tượng cóc trên mặt các trống nhóm C. Hình tượng còn rất sơ lược nhưng nếu so sánh với thời đại hậu kỳ đồ đá mới có nghệ thuật vẫn chỉ là dạng hoa văn minh họa, thì chúng ta mới thấy bước tiến bộ về mặt nghệ thuật cũng như về kỹ thuật điêu khắc ở thời đại đồ đồng.

Vũ nghệ

Trên trống đồng, những người múa thường được phục trang bằng những bộ quần áo như: mũ lông chim cao hoặc mặt nạ, tay đôi khi cầm vũ khí. Mỗi tốp người múa thường có từ 3,4 hoặc 6 đến 7 người. Trong tốp này có người thổi tù và, còn những người còn lại biểu diễn theo một động tác thống nhất, chuyển động từ trái sang phải, người sau nối tiếp người trước một quãng đều đặn, tất cả diễu hành vòng quanh ngôi sao (mặt trời).

Âm nhạc

Theo hình khắc trên trống đồng cho thấy có hai loại nhạc khí được sử dụng bấy giờ là trống. Có hai cách sử dụng trống:

  • Trống một người biểu diễn như hình người cầm trống trong nhà hay trên thuyền để giữ nhịp.
  • Trống diễn tấu trong một dàn trống. Người đánh trống ngồi hoặc đứng trên sàn, cầm gậy dài đánh theo chiều đứng. Trống được đặt trên những chiếc giá sát đất. Kiểu đánh này vẫn được nhìn thấy hiện nay ở những ngày hội của đồng bào Mường ở các tỉnh Hoà Bình.
Nên treo tranh mặt Trống Đồng Đông Sơn ở đâu?

Tranh trống đồng là một trong những biểu tượng truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam. Tranh trống đồng khi treo trong nhà, cơ quan nơi làm việc sẽ mang lại tính thẩm mĩ cho không gian, mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ trong cuộc sống và công việc. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách bố trí vị trí, hướng treo tranh. Vậy tranh trống đồng nên treo ở đâu là phù hợp nhất?

trống đồng đông sơn

MẶT TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN BẰNG ĐỒNG ĐỎ DÁT VÀNG 24K: MẶT TRỐNG 50 KHUNG 80X80

xem giá chi tiết tại đây 

Treo tranh trống đồng ngay trên ghế sofa

Ở mỗi gia đình phòng khách là nơi sum họp các thành viên, nơi tiếp khách, bạn bè tới chơi nhà. Vì thế việc trang trí phòng khách đẹp, sang trọng hơn bằng tranh trống đồng là rất thích hợp. Tùy vào diện tích phòng khách mà bạn có thể chọn khổ tranh có kích thước lớn, nhỏ sao cho đảm bảo tính thẩm mĩ, hợp phong thủy nhất.

Vậy tại phòng khách, tranh trống đồng đông sơn nên treo ở đâu? Treo tranh trên ghế sofa là lựa chọn hoàn hảo nhất khi bộ sofa đặt sát tường. Nếu phòng khách có diện tích khá hẹp bạn nên treo tranh ở vị trí cao lên phía trên. Điều này tạo sự cân đối và mở rộng không gian phòng khách. Còn nếu phòng khách gia đình có diện tích lớn bạn nên bố trí tranh cách sofa chừng 25 cm như vậy sẽ cân đối bức tường, hài hòa với không gian phòng khách. Với vị trí này tranh trống đồng không chỉ giúp phòng khách sang trọng, ấm áp mà còn mang tới may mắn, vượng khí tốt cho gia chủ.

Treo tranh phía trên tivi

Treo tranh trống đồng đông sơn  phía trên tivi đối diện bàn tiếp khách là một lựa chọn hoàn hảo mang lại tài khí tốt cho gia chủ. Bố trí tranh trên tivi sẽ tạo tầm nhìn thuận mắt, là vị trí trung tâm khi ngồi uống trà tiếp khách. Tranh trống đồng nên treo cách vị trí ti vi chừng 20 cm, không để quá sát trần nhà. Như vậy với vị trí treo tranh này sẽ giúp gia chủ xua đuổi tà khí, mang tài lộc, may mắn đến.

Hướng treo tranh trống đồng đông sơn mang lại vượng khí cho gia chủ

Ngoài các vị trí treo tranh thì phương hướng treo tranh trống đồng đông sơn cũng rất quan trọng. Tranh trống đồng đông sơn nên treo ở đâu?, hướng nào để hợp phong thủy, mang lại những điều tốt đẹp nhất cho gia chủ luôn được mọi người quan tâm.

Gợi ý hướng đẹp nhất treo tranh trống đồng đông sơn  là hướng Bắc Nam, hướng Tây Đông. Đây là các hướng phù hợp nhất, khi treo tranh sẽ đầy lùi xui xẻo, tà khí. Đồng thời sẽ mang đến may mắn, tài lộc, tăng vượng khí cho gia chủ. Ngoài ra bạn cũng có thể xem tuổi, mệnh để chọn hướng treo tranh trống đồng phù hợp và có tính thẩm mĩ tốt nhất.

Hướng dẫn đặt mua hàng chất lượng tại Đồng Phong Thủy

◾️Bước 1: Khách hàng gọi Hotline:

  • 088.648.9999

  • 0985.918.154

  • 0963.155.154

  • 0988.548.154

  • 0868.577.154

  • 0986.303.154

  • 0988.843.306

 để được tư vấn về sản phẩm (cần liên hệ trước, bởi các số lượng khách hàng mua nhiều nên các sản phẩm không có sẵn tại cửa hàng)
◾️Bước 2: Sau khi chọn và chốt mẫu, chúng tôi sẽ tiến hành báo giá
◾️Bước 3: Khách hàng đặt cọc và chúng tôi sẽ xác nhận tiền cọc qua ngân hàng
◾️Bước 4: Sau khi sản phẩm hoàn thành, chúng tôi sẽ thông báo trước 1 - 2 ngày để xác nhận và giúp khách hàng sắp xếp thời gian nhận hàng.
◾️Bước 5: Giao hàng, kiểm tra hàng (nếu hàng lỗi, khách hàng được quyền trả lại ngay)
◾️Bước 6: Khách nhận hàng và thanh toán tiền.

Khách hàng có thể đến trực tiếp hệ thống cửa hàng của Đồng Phong Thủy để xem sản phẩm.

Xưởng SX: Làng nghề đúc đồng Đại Bái - Gia Bình - Bắc Ninh
Cửa Hàng Tại Hà Nội: 154 Kim Ngưu - Hai Bà Trưng - Hà Nội 
Hotline: 088.648.9999

 


Mới hơn


Facebook Youtube Top